top of page
Ảnh của tác giảLogistics Top one

Dich Vu Thu Tuc Hai Quan Nhap Khau May In

Đã cập nhật: 4 thg 10, 2022

Cuộc sống ngày càng phát triển thì những yêu cầu về in ấn lại càng cần được nâng cao. Đồng nghĩa nhu cầu thị trường máy in ngày càng gia tăng. Nhiều doanh nghiệp khi nhập khẩu máy in còn vấp phải những vướng mắc về các thủ tục thông quan hàng hóa hay cụ thể hơn là thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu máy in. Hiểu được vấn đề này, Top One Logistics sẽ giải đáp tất tần tật cho quý vị những thông tin cần thiết về thủ tục hải quan nhập khẩu máy in tại bài viết này.

Thủ tục nhập khẩu máy in cần làm những gì?

Trong bài viết này tôi muốn giới thiệu tới bạn thủ tục nhập khẩu máy in các loại: máy in mã vạch, máy in laser, máy in kim, máy in phun…

Về cơ bản thì mặt hàng này khá dễ dàng, bạn chỉ cần xin giấy phép nhập khẩu tại Cục Xuất bản đối với một số loại máy in nhất định. Bạn không cần làm các thủ tục như: Chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy hay kiểm tra chất lượng nhà nước.

Các đơn vị được nhập khẩu máy in

Trước đây, chỉ có các đối tượng sau được phép nhập khẩu máy in, bao gồm:

  • Cơ sở in;

  • Doanh nghiệp có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị ngành in theo quy định của pháp luật;

  • Cơ quan, tổ chức khác có tư cách pháp nhân được phép sử dụng thiết bị in để phục vụ công việc nội bộ.

(Tham khảo khoản 2, điều 27, nghị định số 60/2014/NĐ-CP)

Có nghĩa là khi xin giấy phép nhập khẩu bạn phải xuất trình đăng ký kinh doanh có chức năng nhập khẩu thiết bị in hoặc nhập khẩu văn phòng phẩm.

Tuy nhiên sau khi nghị định số 25/2018/NĐ-CP được ban hành thì các tổ chức, doanh nghiệp có thể thoải mái tiến hành thủ tục nhập khẩu máy in mới về Việt Nam và khi xin cấp giấy phép nhập khẩu (với 1 số loại), bạn chỉ cần xuất trình đăng ký kinh doanh của công ty mình là làm được.

Danh mục máy in phải xin giấy phép nhập khẩu

Vậy những loại máy in nào cần giấy phép nhập khẩu và loại nào không? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Việc phân loại các loại giấy in phải xin giấy phép nhập khẩu, thủ tục và hồ sơ xin giấy phép được quy định tại Nghị định số 60/2014/NĐ-CP và thông tư số 16/2015/TT-BTTTT (Phụ lục I).

Theo đó, máy in phải xin giấy phép nhập khẩu được phân loại chủ yếu dựa theo công nghệ in của máy mà không dựa theo công dụng. Cụ thể thì các loại máy in sau phải xin giấy phép nhập khẩu của Cục Xuất bản:

  1. Máy in sử dụng công nghệ kỹ thuật số như: máy in laser, máy in phun có tốc độ in trên 50 tờ (khổ A4)/phút hoặc có khổ in trên A3 hay máy có kết hợp tính năng photocopy màu (đa màu).

  2. Máy in offset, flexo, ống đồng, letterpress.

  3. Máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu.

Các loại máy in nhiệt, máy in 3d, máy in lưới (lụa) không cần phải xin giấy phép nhập khẩu.

(Tham khảo phụ lục I, thông tư số 16/2015/TT-BTTTT)



Trình tự và hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu máy in

Thủ tục cấp phép nhập khẩu máy in:

Thủ tục cấp phép nhập khẩu máy in:

  1. Tổ chức, cá nhân làm thủ tục nhập khẩu máy in nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị in qua qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp trực tiếp tại Cục Xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông.

  2. Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị in (kết quả như mẫu dưới đây); trường hợp không cấp giấy phép sẽ có văn bản trả lời nêu rõ lý do.


Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu máy in:

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu gồm có:

  1. Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu theo mẫu số 04 tại phụ lục của nghị định số 25/2018/NĐ-CP.

  2. Catalogue của các thiết bị in.

  3. Bản sao giấy đăng ký kinh doanh.

Thủ tục nhập khẩu máy in tại cơ quan Hải quan

Sau khi được cấp giấy phép, bạn nộp cho cơ quan Hải quan khi làm thủ tục là có thể thông quan cho lô hàng nhé.

Khi làm thủ tục thông quan, ngoài xuất trình giấy phép nhập khẩu bạn cần có sẵn những chứng từ theo quy định của Hải quan như:

  • Hợp đồng mua bán,

  • Hóa đơn thương mại (Commercial invoice),

  • Bản kê hàng hóa (Packing list),

  • Vận đơn (Bill of Lading),

  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (Certificate of Origin) v.v…

Những công việc chính trong bước này gồm: lên và truyền tờ khai hải quan, nộp hồ sơ hải quan, nộp thuế nhập khẩu, kiểm hóa (nếu luồng đỏ)… Để tìm hiểu chi tiết, bạn có thể đọc bài viết riêng về Thủ tục hải quan.

Hồ sơ xin Giấy Phép Nhập Khẩu máy in đã qua sử dụng

1. Đối với máy thuộc danh mục xin giấy phép nhập khẩu:

  • Đơn đề nghị xin cấp phép nhập khẩu

  • Catalogue máy in xin giấy phép nhập khẩu

  • Bản sao ĐKKD của công ty xin giấy phép nhập khẩu

2. Hồ sơ đối với máy mã 84, 85 không thuộc danh mục:

Ngoài hồ sơ nhập khẩu theo quy định của Luật Hải quan, doanh nghiệp phải bổ sung tài liệu sau:

  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đóng dấu của doanh nghiệp. Trường hợp nhập khẩu theo ủy thác thì phải có văn bản ủy thác nhập khẩu;

  • Chứng thư giám định được cấp bởi một tổ chức giám định được chỉ định

Trên đây là bài viết làm rõ về thủ tục nhập khẩu máy in và xin giấy phép nhập khẩu máy in. Bài viết dựa trên kinh nghiệm thực tế nhập khẩu máy in cho khách hàng của Alphatrans. Mọi thắc mắc đóng góp ý kiến vui lòng liên hệ:

Liên hệ:

Name: Vận Tải Top One Logistics

Phone:901201166

Mail: vantaitoponelogistics@gmail.com

Address: 5 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh

Nguồn:


Nguồn liên quan:

5 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Van chuyen hang di Long Beach

Vận chuyển hàng đi Long Beach Mỹ dễ hay khó? Bạn đang băn khoăn không biết nên lựa chọn đơn vị vận chuyển nào để đưa hàng đi Long Beach –...

Van chuyen hang di Houston

Vận chuyển hàng đi Houston – Cảng Houston là hải cảng lớn thuộc thành phố Houston, bang Texas – Mỹ. Trong một vài năm gần đây, nhu cầu...

Van chuyen hang di Miami

Vận chuyển hàng đi Miami cần chuẩn bị những thủ tục gì? Bạn chưa có kinh nghiệm vận chuyển hàng hóa đi Miami – Mỹ? Bạn sẽ cần đến một đơn...

コメント


bottom of page