Hiện nay ngành công nghiệp tại Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, với sự đầu tư mạnh mẽ của các Công ty nước ngoài cũng như các chính sách phát triển từ Nhà Nước ưu tiên phát triển công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước.
Ứng dụng của máy CNC càng trở nên quan trọng và rất cần thiết trong nhiều ngành nghề, có thể liệt kê ra một số ứng dụng của gia công cắt CNC như:
Khắc họa tiết, hoa văn, hình ảnh 3D, bảng hiệu, quảng cáo.
Khắc và cắt lên gỗ, lên các tấm bằng chất liệu mica, lên các mô hình.
Khắc lên pha lê, thủy tinh.
Khắc, cắt vật liệu kim loại, gỗ.
Doanh nghiệp bạn kinh doanh thiết bị CNC? Doanh nghiệp bạn muốn nhập khẩu máy CNC từ Trung Quốc về kinh doanh? Bài viết này sẽ giới thiệu quy trình thủ tục nhập khẩu máy CNC và dịch vụ thủ tục nhập khẩu máy CNC cho doanh nghiệp tại TOP ONE LOGISTICS bạn nên tham khảo.
Máy móc CNC chủ yếu được các doanh nghiệp sản xuất và gia công tại các khu công nghiệp, nhóm công nghiệp nhập khẩu từ các quốc gia trên thế giới, chủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,... vậy thủ tục nhập khẩu máy móc CNC gồm những gì? Thuế nhập khẩu máy móc CNC là bao nhiêu %,... Hãy cùng Lacco tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Máy móc CNC là gì?
CNC là viết tắt của từ Computerized Numerically Controlled là các loại máy móc được ứng dụng công nghệ CNC thể tham gia vào các ứng dụng cắt, tiện,... các vật thể cứng dưới sự điều khiển của phần mềm máy tính. Máy CNC có thể làm việc trong không gian 2D, 3D,…Trong khi đó, các máy cắt, tiện,... kim loại truyền thống chỉ giải quyết được các đường cắt có hình thù nhất định.
Máy CNC có thể hoạt động trong không gian 3 chiều và dễ dàng thực hiện bởi phần mềm được thiết kế chuyên dụng.
Với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp hiện nay, máy CNC đã trở thành thiết bị vô cùng quan trọng và cần thiết đối với nhiều ngành nghề công nghiệp và kỹ thuật gia công chi tiết như:
- Khắc họa tiết, hoa văn, hình ảnh 3D, bảng hiệu, quảng cáo
- Khắc và cắt lên gỗ, lên các tấm bằng chất liệu mica, lên các mô hình
- Khắc lên pha lê, thủy tinh, kính đá
- Khắc, cắt vật liệu kim loại, gỗ
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dòng máy CNC khác nhau như: máy khắc, máy tiện, máy phai, máy bào... Các loại này này có nguyên lý hoạt động di chuyển theo chiều Z từ trên xuống, bàn máy giữ sản phẩm theo trục X, Y đưa lưỡi cắt lên tất cả bề mặt sản phẩm.
Mã HS code máy cắt CNC
Theo biểu thuế cập nhật mới nhất năm 2022, máy cắt CNC nằm trong nhóm mã HS code 8466, áp cụ đối với các loại máy công cụ để gia công mọi loại vật liệu bằng cách bóc tách vật liệu, bằng các quy trình sử dụng tia laser hoặc tia sáng khác hoặc chùm phô-tông, siêu âm, phóng điện, điện hóa, chùm tia điện tử, chùm tia ion hoặc quá trình xử lý plasma hồ quang; máy cắt bằng tia nước.
Ví dụ:
84561100: Hoạt động bằng tia laser
84561200: Hoạt động bằng tia sáng khác hoặc chùm phô- tông
84563000: Hoạt động bằng phương pháp phóng điện
845640: Hoạt động bằng quá trình xử lý plasma hồ quang
84564010: Máy công cụ, điều khiển số, để gia công vật liệu bằng phương pháp bóc tách vật liệu, bằng quá trình xử lý plasma hồ quang, để sản xuất các tấm mạch in hay tấm mạch dây in
Thuế nhập khẩu máy CNC là bao nhiêu?
Thuế nhập khẩu của máy CNC được quy định chi tiết tại Biểu thuế Xuất nhập khẩu 2022 như sau:
- Thuế nhập khẩu thông thường: 5%
- Thuế nhập khẩu ưu đãi: 0%
- Thuế VAT: 8%
Chi tiết:
+ ACFTA (Asean - Trung Quốc): 0 % (Nghị định 153/2017/NĐ-CP)
+ ATIGA (Asean – Việt Nam): 0% (Nghị định 156/2017/NĐ-CP )
+ AANZFTA (Asean - Úc – Niudilân): 0 %(Nghị định 158/2017/NĐ-CP)
+ AIFTA (Asean - Ấn Độ): 0% (Nghị định 159/2017/NĐ-CP)
+ VJEPA (Việt Nam - Nhật Bản): 0% (Nghị định 155/2017/NĐ-CP)
+ AJCEP (Asean - Nhật Bản): 0 % (Nghị định 160/2017/NĐ-CP)
+ AKFTA (Asean - Hàn Quốc): 0% (Nghị định 157/2017/NĐ-CP )
+ VKFTA (Việt Nam - Hàn Quốc): 0 % (Nghị định 149/2017/NĐ-CP)
+ VCFTA (Việt Nam - Chi Lê): 0% .
Quy trình và thủ tục nhập khẩu máy CNC
Thủ tục nhập khẩu máy CNC gồm những hồ sơ gì?
Để nhập khẩu máy CNC chính ngạch về Việt Nam, các doanh nghiệp cần chuẩn bị những hồ sơ sau:
- Hồ sơ khai báo hải quan hàng máy cắt CNC nhập khẩu
- Hợp đồng thương mại (Sales Contract)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- PHiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
- Vận đơn (Bill of lading)
- Chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin)
- Catalog Của sản phẩm, Thông số kỹ thuật
Quy trình nhập khẩu máy cắt CNC
Khi làm hồ sơ, khai báo xử lý hải quan máy CNC, doanh nghiệp sẽ cần thực hiện theo 5 bước:
Bước 1: Khai báo hải quan
Chuẩn bị hồ sơ gồm:
- 4 bản gốc: Giấy đăng ký Kiểm tra chất lượng theo mẫu
- Bản chụp của tổ chức cá nhân nhập khẩu bao gồm:
- Hợp đồng (sales contract)
- Hóa đơn thương mại (commercial invoice)
- Quy cách đóng gói (packing list)
- Vận tải đơn (House bill)
- Chứng nhận xuất xứ (C/O).
Bước 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa; đưa hàng về bảo quản, giải phóng hàng, thông quan hàng hóa
Bước 3: Tính thuế
Bước 4: Nộp thuế, lệ phí
Bước 5: Thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan.
Sau khi hải quan tiếp nhận hồ sơ và đóng dấu xác nhận lên tờ giấy đăng ký. Người làm hồ sơ (thường là Ops thực hiện) sẽ đem giấy xác nhận này kèm theo bộ chứng từ làm thủ tục hải quan thông thường xuống Hải Quan nơi đăng ký mở tờ khai để nộp vào thông quan lô hàng kéo về kho lưu hàng.
Trong số các dịch vụ nhập khẩu máy CNC, các sản phẩm, dịch vụ được khách hàng quan tâm chủ yếu bao gồm:
+ Thủ tục nhập khẩu máy tiện
+ Thủ tục nhập khẩu máy cắt laser
+ Thủ tục nhập khẩu máy cắt đá
+ Hoặc các sản phẩm máy cắt kim loại, máy cắt vải hay máy CNC cắt cỏ,...
Các bước làm thủ tục hải quan nhập khẩu máy CNC:
Bước 1: Chuẩn bị Bộ chứng từ làm thủ tục hải quan
Bước 2: Khai và nộp tờ khai hải quan
Bước 3: Lấy kết quả phân luồng
Luồng xanh: Khi nhận được kết quả do Hải quan trả về là luồng xanh thì về lý thuyết, bạn chỉ cần xuống cảng lấy hàng sau khi nộp thuế (nếu có), mà không phải làm gì thêm.
Luồng vàng: Nếu nhận được kết quả là luồng vàng, bạn phải xuất trình bộ hồ sơ giấy, gồm những chứng từ như:
Tờ khai hải quan (in từ phần mềm, không cần đóng dấu)
Hóa đơn thương mại (GĐ doanh nghiệp ký, đóng dấu tròn + chức danh)
Chứng từ khác: Vận đơn, C/O, giấy kiểm tra chất lượng (kiểm tra chuyên ngành)…
Theo thông tư 38, thì hồ sơ hải quan đã đơn giản hơn, không cần Hợp đồng ngoại thương và Chi tiết đóng gói, tuy nhiên bạn nên chuẩn bị bản photo sẵn sàng để tham khảo tra cứu số liệu khi cần.
Luồng đỏ: Khi gặp phải luồng đỏ, bạn phải kiểm tra thực tế hàng hóa sau khi kiểm tra xong hồ sơ giấy. Bạn làm chuẩn bị bộ hồ sơ như hồ sơ luồng vàng và sẵn sàng để giải trình với cơ quan hải quan
Bước 4: Nộp thuế Bước 5: Thông quan và lưu trữ hồ sơ
CAM KẾT DỊCH VỤ HẢI QUAN NHẬP KHẨU MÁY CNC CỦA TOP ONE LOGISTICS.
Sự an toàn hàng hoá, thời gian xử lý nhanh chóng là những ưu tiên đầu tiên trong dịch vụ của Top One Logistics.
Chi phí dịch vụ hải quan và vận chuyển của Top One Logistics thấp hơn 30% so với thị trường.
Kiểm tra chứng từ xuất nhập khẩu một cách chính xác nhất.
Đội ngũ nhân viên hùng hậu, nhiều kinh nghiệm, am hiểu chính sách mặt hàng sẽ tư vấn rõ ràng nhất đến khách hàng trong mọi công việc liên quan đến thủ tục xuất nhập khẩu.
Công ty chúng tôi có 6 văn phòng trên cả nước sẳn sàng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tại mọi mền.
Chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại nếu xảy ra bất kỳ tình huống nào ảnh hưởng đến hàng hoá.
Liên hệ: Name: Vận Tải Top One Logistics Phone:901201166 Mail: vantaitoponelogistics@gmail.com Address: 5 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh Nguồn: https://vanchuyenhanggiatot.com/thu-tuc-hai-quan-nhap-khau-may-cnc/
Nguồn liên quan:
Comments