Hiện nay, việc buôn bán hàng hóa của các doanh nghiệp không chỉ ở phạm vi trong nước mà hoạt động xuất nhập khẩu trở nên rất phổ biến. Chính vì thế, các doanh nghiệp đã lựa chọn thuê đại lý làm thủ tục hải quan nhằm đảm bảo cho quá trình xuất nhập khẩu diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ một số thông tin về đại lý làm thủ tục hải quan để bạn dễ dàng tham khảo.
Một số quy định về đại lý hải quan? Quyền và trách nhiệm của đại lý làm thủ tục hải quan? Điều kiện công nhận đại lý làm thủ tục hải quan? Hồ sơ đăng kí làm đại lý hải quan?
Các doanh nghiệp ở Việt nam đang ngày càng phát triển với số lượng nhiều và ngày càng lớn mạnh. Việc buôn bán hàng hóa của các doanh nghiệp không chỉ diễn ra trong phạm vi nhỏ hẹp ở trong nước mà ngày nay, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa cũng trở nên rất phổ biến. Chính vì thế mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn việc thuê đại lý làm thủ tục hải quan đê nhằm đảm bảo cho quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa của mình được diễn ra thuận lợi. Pháp luật nước ta cũng đã ban hành các văn bản pháp luật quy định cụ thể về đại lý hải quan.
1. Một số quy định về đại lý hải quan:
Đại lý hải quan là gì?
Trên thực tế, đại lý làm thủ tục hải quan phải ký hợp đồng đại lý với chủ hàng hóa xuất nhập khẩu; người được cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện việc khai và làm thủ tục hải quan dựa trên cơ sở hợp đồng đại lý làm thủ tục hải quan đã ký với chủ hàng trước đó; đại lý làm thủ tục hải quan chỉ cần phải xuất trình hợp đồng đại lý cho cơ quan hải quan khi xác định hành vi vi phạm pháp luật hải quan về hải quan.
Giám đốc đại lý hoặc người được giám đốc ủy quyền theo quy định của pháp luật thực hiện việc ký tên, đóng dấu trên tờ khai hải quan và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan khi thực hiện các công việc theo thỏa thuận giữa hai bên trước đó.
Đại lý hải quan hoạt động dựa trên hợp đồng ủy quyền với chủ hàng xuất nhập khẩu, và phải chịu trách nhiệm trong phạm vi được ủy quyền.
Về bản chất, đại lý hải quan là đại lý hoạt động dựa trên hợp đồng ủy quyền với chủ hàng xuất nhập khẩu, và phải chịu trách nhiệm trong phạm vi được ủy quyền.
Đại lý hải quan có trách nhiệm sau đây:
– Đại lý hải quan có trách nhiệm quản lý, sử dụng mã số nhân viên đại lý hải quan để tiến hành các công việc khai báo.
– Đại lý hải quan có trách nhiệm làm thủ tục tại cơ quan hải quan trong phạm vi được chủ hàng ủy quyền.
– Đại lý hải quan phải chịu trách nhiệm về việc giới thiệu, đề nghị Tổng cục Hải quan cấp mã số nhân viên đại lý cho người đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.
– Đại lý hải quan phải thông báo cho Tổng cục Hải quan để thực hiện thu hồi mã số nhân viên đại lý với các trường hợp theo quy định. pháp luật.
Đại lý làm thủ tục hải quan phải là doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải thay mặt người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (chủ hàng) thực hiện việc khai hải quan; nộp, xuất trình bộ hồ sơ hải quan có liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định và thực hiện toàn bộ hoặc một phần các công việc liên quan đến thủ tục hải quan theo thỏa thuận trong hợp đồng ký với chủ hàng. Trong đó, bao gồm các công việc cụ thể sau đây:
– Đại lý hải quan xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra theo quy định của pháp luật.
– Đại lý hải quan thực hiện việc vận chuyển, làm thủ tục hải quan đưa vào, đưa ra khu vực giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
– Đại lý hải quan phải cung cấp dịch vụ tư vấn về thủ tục hải quan và quản lý thuế cho chủ hàng.
– Đại lý hải quan nộp các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
– Đại lý hải quan thực hiện thủ tục miễn thuế, xét miễn thuế, hoàn thuế, xét hoàn thuế, giảm thuế, xét giảm thuế, không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
– Đại lý hải quan thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan hải quan.
– Đại lý hải quan thực hiện các thủ tục hành chính khác với cơ quan hải quan.
2. Quyền và trách nhiệm của đại lý làm thủ tục hải quan:
Theo Điều 13 Thông tư số 12/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, quyền và trách nhiệm của đại lý làm thủ tục hải quan được quy định có nội dung như sau:
– Đại lý hải quan có quyền quản lý, sử dụng mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan để tiến hành các công việc khai báo và làm thủ tục tại cơ quan hải quan trong phạm vi được chủ hàng ủy quyền và phải chịu trách nhiệm về việc giới thiệu, đề nghị Tổng cục Hải quan cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan cho người đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật.
– Đại lý hải quan có quyền yêu cầu chủ hàng cung cấp đầy đủ, chính xác các chứng từ, thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan của lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng đại lý đã ký trước đó.
– Đại lý hải quan có quyền yêu cầu cơ quan hải quan hướng dẫn về thủ tục hải quan, thủ tục thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kỹ thuật trong việc kết nối mạng giữa với cơ quan hải quan và cung cấp các quy định mới của pháp luật về hải quan và tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng pháp luật về hải quan.
– Đại lý hải quan phải chịu trách nhiệm về các nội dung khai trên tờ khai hải quan trên cơ sở bộ chứng từ, tài liệu liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do chủ hàng cung cấp và thực hiện đúng phạm vi được ủy quyền theo hợp đồng đại lý đã ký trước đó:
– Đại lý hải quan thông báo cho Tổng cục Hải quan để thực hiện việc thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư số 12/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính do đại lý làm thủ tục hải quan phát hiện hoặc trường hợp đại lý làm thủ tục hải quan bị giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động.
– Đại lý hải quan phải cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu liên quan đến chủ hàng hoặc các lô hàng do đại lý làm thủ tục hải quan đứng tên khai hải quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan.
– Đại lý hải quan tự chịu trách nhiệm thực hiện các quyết định kiểm tra, thanh tra thuế của cơ quan hải quan.
– Trong trường hợp đại lý làm thủ tục hải quan thay mặt chủ hàng hóa là thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam thực hiện quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu thì đại lý làm thủ tục hải quan phải chịu trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ hàng hóa theo quy định của pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế và các pháp luật khác có liên quan.
– Ngoài ra, đại lý hải quan phải chịu trách nhiệm về các nội dung khai trên tờ khai hải quan trên cơ sở bộ chứng từ, tài liệu liên quan đến hàng hóa XNK do chủ hàng cung cấp và thực hiện đúng phạm vi được ủy quyền theo hợp đồng đại lý.
3. Điều kiện công nhận đại lý làm thủ tục hải quan:
Điều kiện là đại lý làm thủ tục hải quan bao gồm ba điều kiện cơ bản sau đây:
Thứ nhất, điều kiện về chủ thể kinh doanh:
Doanh nghiệp làm đại lý hải quan phải được thành lập hợp pháp theo quy đinh của pháp luật doanh nghiệp và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành, nghề kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa hoặc đại lý làm thủ tục hải quan thì có quyền kinh doanh dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan.
Thứ hai, điều kiện về nhân sự:
Doanh nghiệp làm đại lý hải quan phải có nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan đáp ứng đầy đủ các điều kiện cụ thể sau đây:
– Nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan có trình độ cao đẳng kinh tế, luật, kỹ thuật trở lên.
– Nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan có chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan.
– Nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan được cơ quan hải quan cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan.
Thứ ba, điều kiện về cơ sở vật chất:
Doanh nghiệp làm đại lý hải quan phải đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng và hạ tầng công nghệ thông tin để thực hiện hoạt đồng ngành nghề kinh doanh về khai hải quan điện tử và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Hồ sơ đăng kí làm đại lý hải quan:
Để đăng kí làm đại lý hải quan, các doanh nghiệp phải là đại lý và nộp hồ sơ đề nghị công nhận đủ điều kiện làm đại lý làm thủ tục hải quan bao gồm các thành phần giấy tờ, văn bản cụ thể sau đây:
– Thứ nhất: Văn bản đề nghị công nhận đủ điều kiện hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan theo mẫu.
– Thứ hai: Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.
– Thứ ba: Hồ sơ đề nghị cấp mã số nhân viên đại lý bao gồm các loại giấy tờ sau:
+ Bản chính đơn đề nghị cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan theo mẫu.
+ Bản chụp bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng thuộc các chuyên ngành luật, kinh tế, kỹ thuật.
+ Bản chụp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan.
+ Trong trường hợp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan quá thời hạn đã năm năm kể từ ngày cấp thì các chủ thể cần phải nộp bổ sung một bản chụp giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo bổ sung kiến thức pháp luật hải quan được cấp trong thời gian ba năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
+ Bản chụp chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân trong trường hợp cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa đưa vào vận hành.
+ Một ảnh màu cỡ 2×3 cm được chụp trong thời gian sáu tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
Cần lưu ý rằng đối với các chứng từ bản chụp phải được người đại diện theo pháp luật của đại lý làm thủ tục hải quan ký tên, đóng dấu xác nhận hoặc do cơ quan có thẩm quyền công chứng hoặc chứng thực.
– Thứ tư: Các Giấy tờ, tài liệu về chứng từ do Giám đốc đại lý làm thủ tục hải quan ký tên, đóng dấu xác nhận về đăng ký đại lý hải quan.
Điểm khác nhau giữa đại lý và người khai thuê hải quan
Mặc dù đều là những đơn vị cung cấp dịch vụ thông quan, thế nhưng giữa những người khai thuê hải quan và những đại lý hải quan có sự khác nhau cơ bản như sau:
Đại lý làm thủ tục hải quan sẽ phải đứng tên trên tờ khai mang vai trò đại lý. Đại lý dùng chữ ký và con dấu pháp nhân của mình để thực hiện làm tờ khai với khách hàng theo yêu cầu họ đứng trên tờ khai. Đại lý không cần đứng tên trên tờ khai, họ chỉ cần dùng token đại lý của mình để truyền tờ khai mà khách hàng đứng tên, khách hàng sẽ không cần phải dùng token của mình. Thế nhưng, đại lý vẫn sẽ dùng giấy tờ của khách hàng để đóng dấu.
Người khai thuê: đại lý khai thuê hải quan cần phải lên tờ khai bằng phần mềm của họ rồi mới dùng token của khách hàng để thực hiện ký tờ khai và dùng giấy giới thiệu của khách hàng để thực hiện thủ tục hải quan. Người khai thuê sẽ không xuất hiện trên bất cứ một chứng từ liên quan nào trong bộ hồ sơ. Với cơ quan hải quan, người khai thuê chính là người thuộc chủ cửa hàng.
Về trách nhiệm, đại lý hải quan phải chịu trách nhiệm cao hơn vì họ là người đóng dấu trên tờ khai. Bản thân những doanh nghiệp này cũng sẽ được cơ quan hải quan đánh giá năng lực dựa trên tờ khai ngành mà doanh nghiệp đã hoàn thành.
Đại lý hải quan phải có nhân viên được đào tạo và đã được Tổng cục Hải Quan đã công nhận.
Người khai thuê có thể là bất cứ ai, chỉ cần có một chút nghiệp vụ và đã được chủ cửa hàng thuê là đã có thể làm dịch vụ.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ những thông tin đại lý làm thủ tục hải quan. Mong rằng những chia sẻ này hữu ích và có thể giúp các bạn có thêm những kiến thức mới. Liên hệ: Name: Vận Tải Top One Logistics Phone:901201166 Mail: vantaitoponelogistics@gmail.com Address: 5 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh Nguồn: https://vanchuyenhanggiatot.com/dai-ly-lam-thu-tuc-hai-quan/
Nguồn liên quan:
コメント